USDC là một trong những Stablecoin ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10/2018, là đồng tiền có giá trị ngang bằng với Fiat Currency và được bảo chứng bởi USD. Tính đến hiện nay, USDC là stablecoin có market cap đứng thứ hai thị trường chỉ sau USDT. Qúa trình phát triển USDC khá thuận lợi vì được nhiều ông lớn trong ngành đầu tư hỗ trợ. Ngay khi vừa ra mắt USDC dã được Coinbaseer hỗ trợ nạp rút, không lâu sau đó Binance cũng hỗ trợ nạp rút và niêm yết các cặp giao dịch chính yếu USDC.
Stablecoin có giá trị vốn hóa đứng thứ hai thị trường
USDT, USDC, BUSD, DAI là bốn đồng Stablecoin có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, vị trí cao nhất thuộc về USDT, đứng ngay sau đó là BUSD. Sau ba năm ra mắt, BUSD chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc đặc biệt trong giai đoạn 2020 – 2021, tăng từ 4 tỷ USD lên đến 38 tỷ USD.
Với hơn 33 tỷ USD, Market Cap của USDC cao nhất được ghi nhận ở Ethereum, các nền tảng khác lại dao động ở mức 500 triệu đến 2 tỷ USD, chi tiết:
- Ethereum: USDC có market cap là 33.9 tỷ USD, USDT là 28.1 tỷ USD.
- Solana: USDC có market cap là 2.1 tỷ USD, USDT là 1.8 tỷ USD.
- Avalanche: USDC có market cap là 1.1 tỷ USD, USDT là 650 triệu USD.
- Optimism: USDC có market cap là 444 triệu USD, DAI là 120 triệu USD.
- Polygon: USDC có market cap là 940 triệu USD, USDT là 660 triệu USD.
- Arbitrum: USDC có market cap là 870 triệu USD, USDT là 215 triệu USD.
- BNB Chain: USDC có market cap là 1.2 tỷ USD, BUSD là 4.75 tỷ USD.
Market Cap của USDC cao nhất được ghi nhận ở Ethereum | Nguồn ảnh: Internet
Sự phát triển theo thời gian của USDC
Như đã chia sẻ, USDC lần đầu tiên ra mắt vào năm 2018 trên mạng Ethereum, tuy nhiên việc chỉ lưu hành trên một mạng sẽ hạn chế phạm vi hoạt động của Stablecoin này, vì thế USDC dần được tích hợp trên nhiều Blockchain khác nhau, phổ biến nhất như: Algorand, Solana, Tron,… trong năm 2022 USDC còn mở rộng tích hợp trên 7 Blockchain khác nữa: Flow, Near, Arbitrum, Optimism, Cosmos và Polkadot.
Điều đặc biệt là Binance – Một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới lại không hỗ trợ USDC. Giải thích cho nguyên nhân này có thể vì Binance lo sợ sự phát triển thần tốc của USDC sẽ cướp đi vị thế của BUSD. Với người dùng, USDC được xem như sự thay thế cho USDT, đặc biệt tại thị trường Mỹ cộng động ủng hộ USDC được xem như ngang bằng với USDT
USDC lần đầu tiên ra mắt vào năm 2018 trên mạng Ethereum | Nguồn ảnh: Internet
Bối cảnh thành lập
Kế hoạch xây dựng Stablecoin lần đầu tiên được Circle công bố vào tháng 5/2018, đến cuối tháng 9 đầu tháng 10 cùng năm, USDC chính thức ra mắt với người dùng mạng Ethereum. Trong giai đoạn này cũng có khá nhiều Stablecoin được phát hành, nổi tiếng nhất là Terra LUNA, TUSD,…
Bên cạnh các hiệu ứng tích cực, sự phát triển của các Stablecoin trên thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến người dùng phải nghi ngờ về mức độ an toàn và uy tín của các đồng tiền điện tử này.
Mục đích ra đời của USDC là để cạnh tranh với USDT. Ở giai đoạn năm 2017 – 2018, có khá nhiều đồng stablecoin ra đời, tuy nhiên tất cả đều bị USDT áp đảo, chiếm hơn 78% thị phần Stablecoin. Sự bền vững của USDT Reserves Nơi lưu trữ tài sản đảm bảo của USDT dần bị nghi ngờ sau khi USDT Reserves bị hack gây tổn thất hơn 31 triệu USDT, và án phạt hơn 41 triệu USD của Tether.
USDC do CENTRE xây dựng dưới sự tham gia của Cirlce và Coinbase, bên cạnh USDT, USDC cũng trở thành sản phẩm cạnh tranh chính giữa Coinbase và BUSD
Mục đích ra đời của USDC là để cạnh tranh với USDT | Nguồn ảnh: Internet
Mô hình hoạt động của USDC
Circle thu lợi từ USDC thông qua hai mô hình chính:
Mô hình 1: Circle Account, Payment và Payouts, theo đó:
Payments: Người dùng dùng tiền pháp định từ ngân hàng để đổi thành USDC thông qua ví điện tử, tổng tiền Fiat dùng để mua USDC được gửi vào Circle Account.
Payouts: Số tiền thanh toán khi về Circle Account, có thể gửi qua ví điện tử người dùng khác, hoặc gửi về tài khoản ngân hàng (hỗ trợ hơn 87 quốc gia) hoặc ACH - một dạng thanh toán tại Hoa Kỳ.
Khi đó, Circle Account trở thành trung gian luân chuyển tiền từ sản phẩm Payment và Payounts. Do tính tiện dụng, các tổ chức muốn hợp tác với Circle cần tạo Circle Account.
Mô hình 2: Circle Yield
Người dùng gửi tiền vào Circle Yield => Tổng tiền được dùng để Circle Bemuda và các đối tác vay => Lợi nhuận thu được mang về Circle => Lợi nhuận gửi về người dùng.
USDC Có ý nghĩa như thế nào với Circle?
Trên thực tế, USDC không mang lại doanh thu chính cho Circle, mà từ cho vay cũng như việc giao dịch trái phiếu, nhưng USDC vẫn là sản phẩm nồng cốt của Cirlcle:
Hiệu ứng mạng lưới: Stablecoin tạo ra nhiều nhu cầu lưu thông hơn, Khi nhu cầu lưu thông nhiều, chúng đồng thời tạo động lực cho nhiều nhà phát triển xây dựng và tích hợp với USDC hơn nữa. Đây là flywheel đơn giản nhưng hiệu quả để xây dựng hiệu ứng mạng lưới. Cộng đồng dùng USDC càng nhiều thì, Circle càng có nhiều quyền lực.
Doanh thu gián tiếp: USDC tạo dự trữ hiện tại, số tiền này dùng để mua trái phiếu từ đó tạo nguồn thu trực tiếp cho Circle. Theo thông báo mới nhất từ Circle Treasury, hiện có hơn 25% tiền mặt chư được sử dụng, số tiền còn lại đều được dùng để mua tría phiếu, và tất nhiên tổng tiền này đến từ người dùng mint USDC.
Không ngoa khi nói rằng, Stablecoin là một trong những công cụ để các ông lớn như Circle xây dựng đế chế riêng cho mình!
Nguồn tham khảo
[1] remitano: USDC là gì? Đâu là sự khác biệt giữa USDC và USDT?
[2] learn.bybit: Hướng Dẫn Cơ Bản: USD Coin Là Gì và Cách Hoạt Động
[3] cryptoleakvn: USDC là gì? Thông tin chi tiết về USDC
Bài viết mới nhất
Kiến thức Blockchain
Chia sẻ các thông tin, kiến thức hữu ích về công nghệ Blockchain
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Y Tế
Ứng dụng của blockchain trong ngành y tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm gần đây. Nó đã được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong lĩnh vực y tế, từ quản lý dữ liệu y tế cho đến tăng cường bảo mật và quyền riêng tư cho bệnh nhân.
Top 4 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Khách Sạn
Hiện nay, blockchain đang được xem là một công nghệ tiên tiến có tiềm năng trong việc cải thiện nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành khách sạn. Một số ứng dụng của blockchain trong ngành khách sạn được đưa ra như sau: Quản lý đặt phòng; Quản lý hồ sơ khách hàng; Quản lý dữ liệu; Quản lý chi phí;...Một số dự án ứng dụng Blockchain trong ngành khách sạn đã và đang được triển khai, nổi bật như:
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Blockchain là công nghệ được coi là có tiềm năng lớn để cải thiện tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong ngành tài chính ngân hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển các dự án và ứng dụng trong lĩnh vực này, một số dự án Blockchain Ứng Dụng Trong Ngành Tài Chính Ngân Hàng nổi bật phải kể đến như: Ripple (XRP); Stellar (XLM); Corda; Hyperledger Fabric