
Mục lục
Người đóng góp
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp là hoạt động theo dõi quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa nông sản trong từng giai đoạn khác nhau, từ nuôi trồng, sản xuất, đóng gói, phân phối đến người bán lẻ và về tay người tiêu dùng cuối.
Với hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bạn có thể biết chi tiết thông tin về từng giai đoạn cụ thể của sản phẩm nông sản, nhờ thế có thể nhanh chóng kiểm chứng tính an toàn sử dụng của mặt hàng bạn cần mua hoặc đang dùng.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm có vai trò quan trọng như thế nào?
Đối với doanh nghiệp, việc thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như tăng cơ hội gia nhập vào thị trường quốc tế.
Thực tế cho thấy việc tra cứu thông tin về từng giai đoạn sản xuất, phân phối, vận chuyển hay bán lẻ đều là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường đang chuộng các loại nông sản sạch, nông sản đạt tiêu chuẩn về sức khỏe. Yếu tố chất lượng cũng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp đang tìm cách xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.
Rào cản hiện nay trong thị trường nông sản của chúng ta là vẫn không thể chứng minh rõ nguồn góc xuất xứ, thiếu tính linh hoạt trong việc truy xuất thông tin sản phẩm thông qua QR-CODE, nên có nhiều doanh nghiệp khi đến cửa khẩu đều bị chặn lại và hàng hóa không được lưu thông trong thị trường nước bạn, mặc dù các giấy tờ pháp lý đều đã chuẩn bị đầy đủ.
Tiêu chuẩn kiểm duyệt hàng hóa khắc khe trong thị trường quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp Việt càn nhanh chóng thay đổi và thích ứng để kịp thời phát triển ngang tầm với các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ngoài vùng lãnh thổ. Thị hiếu người dùng ngày càng tăng cao, nếu không nhanh chóng đổi mới, rủi ro trong việc mất thị phần kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất lớn!
Rào cản hiện nay trong thị trường nông sản của chúng ta là vẫn không thể chứng minh rõ nguồn góc xuất xứ | Nguồn ảnh: Internet
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm và các lợi ích đối với xã hội
Dù chưa phổ biến, tuy nhiên việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản hiện đã được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Theo phản hồi từ các công ty này có thể thấy, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã thực sự mang đên cho doanh nghiệp nhiều giá trị khi ứng dụng.
Tuy nhiên do sự khác biệt trong quy mô hoạt động và khả năng tài chính, nên các nhà sản xuất, nông dân kinh doanh nhỏ đều sẽ gặp rào cản trong việc gia nhập hệ thống này. Nhưng nhìn chung các lợi ích mà truy xuất nguồn gốc sản phẩm thật sự mang đến cho cộng đồng nhiều giá trị về kinh tế lẫn sức khỏe, tinh thần như:
- Công cụ kiểm chứng chất lượng sản phẩm, giúp người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn về mặt hàng họ đang sử dụng
- Đồng thời cũng là bộ máy sàng lọc, giúp thị trường và người tiêu dùng loại bỏ các đơn vị liên quan nhỏ lẻ, không đáp ứng được về chất lượng sản phẩm
- Nâng tầm giá trị của nông sản vì giờ đây người dùng hoàn toàn có thể dựa vào hệ thống mà truy xuất chi tiết thông tin về từng giai đoạn sản xuất, phân phối của mặt hàng
- Hệ thống còn hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện các lỗi, vấn đề trong quá trình sản xuất, từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục, hạn chế tối thiểu các rủi ro có thể xả đến.
Từ đó mới thấy không ngoa khi nói rằng việc đầu tư và phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm mở ra cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp!
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã thực sự mang đên cho doanh nghiệp nhiều giá trị | Nguồn ảnh: Internet
Mô hình ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản
Phần lớn các ứng dụng có công nghệ cốt lõi là Blockchain thường phân thành 2 nguồn dữ liệu chính là On-Chain và Off-Chain. Theo đó:
Onchain data là dạng dữ liệu được lưu trữ trực tiếp trên mạng lưới, thường tồn tại dưới dạng ngắn, điển hình như Mã nhận diện, cũng như các thông tin khác trong quá trình nghiệp vụ của ứng dụng.
Offchain data là dạng dữ liệu có kích thước lớn, thay đổi liên tục theo quá trình thực hiện nghiệp vụ của ứng dụng.
Dữ liệu được tích hợp vào Blockchain để xây dựng nền tảng truy xuất nguồn gốc sản phẩm là dạng data lớn thuộc nhóm Offchain. Mặt khác Onchain Data đại diện cho phần dữ liệu được sử dụng để xác thực thông tin là đúng hay sai, đã từng có chỉnh sửa chưa như: Mã nhận diện của dữ liệu offchain là text, hình ảnh, âm thanh, video của sản phẩm hoặc lịch sử của các giao dịch được sinh ra trong hệ thống như: Các thông tin được thêm- xóa-chỉnh sửa về sản phẩm.
Cách hệ thống hoạt động
Các mắt xích chính của hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ là: Nhà sản xuất, Nhà chế biến/đóng gói; Các đơn vị trung gian như bán lẻ, đóng gói lại, siêu thị; Người tiêu dùng.
Khi đăng ký sử dụng hệ thống, các đối tượng tham gia giao dịch đều được cấp một địa chỉ truy cập vào mạng Blockchain. Quyền truy cập cho phép các bên chỉnh sửa, thêm thông tin, mỗi hành động thực hiện đều được lưu trữ lại trên mạng và thông báo đến các bên tham gia khác.
Cơ sở dữ liệu của sản phẩm sẽ được so sánh với bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp uy tín như Bộ tiêu chuẩn vùng trồng (GlobalGAP, VietGAP); Bộ tiêu chuẩn về phân tích và kiểm soát mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) hoặc Bộ tiêu chuẩn tương ứng của Việt Nam là TCVN 5603:2008; các tiêu chuẩn ISO, để trả về kết quả đánh giá chất lượng mỗi khi người dùng hoặc các đơn vị liên muốn truy xuất về nguồn gốc.
Ví dụ, nhà sản xuất có thể cung cấp các thông tin về nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm như: Giống, thức ăn, thuốc men, công nghệ sản xuất đã sử dụng,….Các dữ liệu này được cập nhật trên mạng chính, khi đó mỗi mắt xích tham gia mạng lưới đều có thể kiểm tra và truy xuất về nguồn gốc cảu sản phẩm bất cứ khi nào họ muốn.
Theo quá trình luân chuyển, hàng hóa tiếp tục đến tay với đại lý chế biến, tại đây sản phẩm được tiếp tục nhập thêm các dữ liệu như thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ,…bằng cách sử dụng các công nghệ nhận dạng như mã vạch, mã QR, RFID, NFC,..tất cả các thông tin này đều được cập nhật và lưu trữ trên mạng lưới Blockchain ban đầu.
Các đối tượng tham gia giao dịch đều được cấp một địa chỉ truy cập vào mạng Blockchain | Nguồn ảnh: Internet
Các thông tin về quy trình bảo quản sản phẩm như: Số lượng hiện có trong kho, danh mục sản phẩm, nhiệt độ, độ ẩm bảo quản, thời gian lưu trữ,…. cũng được cập nhật liên tục vào kho dữ liệu để người dùng, các bên liên quan dễ dàng tìm kiếm. Nhìn chung, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm là nơi để các bên liên quan quản lý, kiểm tra, rà soát một số thông tin chính yếu của sản phẩm như:
- Thông tin về nguồn nguyên liệu đầu vào: Con giống, thức ăn, máy móc, hạt mầm, phân bón,…
- Thông tin về nuôi trồng: Điều kiện môi trường, thời tiết, nguồn nước, cách chăm sóc,…của quá trình nuôi trồng nông sản.
- Thông tin về quá trình sản xuất: Thiết bị máy móc, dây chuyền, hệ cơ sở hạ tầng và phương pháp dùng để chế biến nông sản, số lô sản phẩm, giao dịch giữa bên sản xuất và phân phối,…
- Thông tin về quá trình phân phối: Cập nhật liên tục về phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, phương thức bảo quản nông sản trong quá trình vận chuyển,…
- Thông tin về bán lẻ: Số lượng mặt hàng được sản xuất, chất lượng đã đạt những hệ tiêu chuẩn uy tín nào, thời gian đặt trên kệ, hướng dẫn bảo quản, thời hạn sử dụng và ngày sản xuất,…
Các bên liên quan trong mắt xích, bao gồm cả người tiêu dùng cuối có thể thông qua việc kết nối Internet trên điện thoại để quét mã QR đính kèm trên sản phẩm, và tìm hiểu toàn bộ thông tin về mặt hàng cần mua từ lúc nuôi trồng, đóng gói, vận chuyển,….
Kết luận
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản là một trong những giải pháp giúp ngành nông nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng hơn. Mặc dù thị trường có nhu cầu rất lớn, tuy nhiên do rào cản về tài chính, nhân lực nên công nghệ truy xuất này vẫn chưa thật sự được áp dụng rộng rãi tại thị trường trong nước lẫn quốc tế!
Nguồn tham khảo
[1] Innovativehub: Blockchain và truy xuất nguồn gốc
[2] Digital.fpt: Truy xuất nguồn gốc với blockchain: Từ lý thuyết đến thực tiễn
[3] Tratica. 2018. Blockchain for Enterprises Application
[4] Cracow University of Economics. 2017. Consumer behaviour at the food market
Bài viết mới nhất
Kiến thức Blockchain
Chia sẻ các thông tin, kiến thức hữu ích về công nghệ Blockchain

Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Y Tế
Ứng dụng của blockchain trong ngành y tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm gần đây. Nó đã được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong lĩnh vực y tế, từ quản lý dữ liệu y tế cho đến tăng cường bảo mật và quyền riêng tư cho bệnh nhân.

Top 4 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Khách Sạn
Hiện nay, blockchain đang được xem là một công nghệ tiên tiến có tiềm năng trong việc cải thiện nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành khách sạn. Một số ứng dụng của blockchain trong ngành khách sạn được đưa ra như sau: Quản lý đặt phòng; Quản lý hồ sơ khách hàng; Quản lý dữ liệu; Quản lý chi phí;...Một số dự án ứng dụng Blockchain trong ngành khách sạn đã và đang được triển khai, nổi bật như:

Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Blockchain là công nghệ được coi là có tiềm năng lớn để cải thiện tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong ngành tài chính ngân hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển các dự án và ứng dụng trong lĩnh vực này, một số dự án Blockchain Ứng Dụng Trong Ngành Tài Chính Ngân Hàng nổi bật phải kể đến như: Ripple (XRP); Stellar (XLM); Corda; Hyperledger Fabric