Với mỗi giao dịch được thực hiện trên Blockchain, bạn đều cần phải thanh toán các khoản phí liên quan, phí cao hay thấp còn phụ thuộc vào đồng Crypto và mạng bạn đang sử dụng. Trong bài viết này hãy cùng VBI tìm hiểu chi tiết hơn về phí giao dịch trong Blockchain và cách tính phí các một số mạng Blockchain phổ biến nhất trên thị trường!
Phí giao dịch trong Blockchain là gì?
Được xem là khoản phí dùng để thanh toán khi bên A và bên B trao đổi đồng Crypto với nhau trên mạng Blockchain, phần phí sẽ được khấu trừ vào Native Token của dự án. Phí giao dịch cao hay thấp còn phụ thuộc vào hoạt động của mạng cũng như các tác nhân bên ngoài môi trường. Phí giao dịch có ý nghĩa quan trọng đối với mạng lưới Blockchain, theo đó:
- Phí làm giảm lượng giao dịch Spam trên mạng vì khi đó các hoạt động Spam phải tốn khá nhiều chi phí để thực hiện
- Phí giúp mạng lưới kiểm soát hoạt động giao dịch của người dùng tốt hơn
- Phí còn là công cụ truyền thông đắc lực thu hút người dùng mới tham gia vào mạng
Khác với nhiều năm về trước, phần lớn phí giao dịch trên các sàn lớn hiện nay đều rất rẻ, nhưng trong tương lai tùy thuộc vào lưu lượng của mạng mà có sự thay đổi nhất định.
Phí giúp mạng lưới kiểm soát hoạt động giao dịch của người dùng tốt hơn | Nguồn ảnh: Internet
Các tính mức phí giao dịch trên một số Blockchain lớn hiện nay
Mỗi một mạng Blockchain sẽ có cách tính mức phí giao dịch khác nhau, trong giới hạn bài viết ngày hôm nay VBI chia sẻ cho bạn một vài cách tính phí trên một số mạng phổ biến nhất hiện nay:
Các thợ đào Bitcoin được nhận phí giao dịch như một phần thưởng cho việc thành công sản sinh khối mới. Trong khi đó, các ví khác cho phép người dùng đặt phí khác theo cách thủ công. Với Bitcoin phí giao dịch cao hay thấp sẽ do kích thước giao dịch quyết định, không phụ thuộc vào tổng số tiền được gửi vào.
Khi nhu cầu gửi BTC của người dùng tăng, phí giao dịch cũng tăng theo, phí cao cũng là một trong những lý do ngăn cản BTC trở thành phương tiện thanh toán thông dụng hằng ngày.
Mức phí giao dịch trên BTC | Nguồn ảnh: Internet
Mức phí giao dịch trên Ethereum
Khác với Bitcoin, phí trên Ethereum được đo lường bằng công suất điện toán dùng để xử lý một giao dịch, phí này thường được gọi với cái tên thông dụng là Gas, Gas được tính bằng ETH native token của mạng. Giá Gas ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng mạng, nếu muốn được ưu tiên, bạn phải trải phí Gas cao hơn người dùng cùng mạng.
Tổng lượng điện toán cần thiết dùng để xử lý giao dịch bằng với tổng phí gas bạn cần phải thanh toán cho mạng. Đồng thời khi thực hiện giao dịch bạn cũng cần phải cân nhắc thật kỹ mức gas tối thiểu để ước chừng mức giá tối đa phải trả cho một hoạt động cần thực hiện trên Ethereum.
Bạn cần phải có sẵn ETH trong ví nếu muốn thanh toán các giao dịch. Giống với Bitcoin, phí giao dịch trên Ethereum hiện khá cao so với mặt bằng chung, vô tình trở thành rào cản để mạng lưới này tiếp tục mở rộng.
Mức phí giao dịch trên Ethereum | Nguồn ảnh: Internet
Phí giao dịch trên Binance Smart Chain
Là một Blockchcain được thành lập bởi Bianance. Mạng BSC sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng ủy quyền (Proof of Authority). Validator của mạng cần staking BNB để trở thành người xác thực và sau khi xác thực thành công một khối, và họ cũng sẽ nhận được phí giao dịch của các giao dịch trong khối đó.
Cách tính phí giao dịch trên BSC khá giống với Ethereum, được tính bằng tổng lượng điện toán để xử lý các hoạt động cần thiết trên mạng. Người dùng cũng có thể đặt giá GAS cao để giao dịch được ưu tiên thêm vào Block.
Kết luận
Thông thường, mỗi một Blockchain đều có cách tính phí giao dịch hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên trong giới hạn bài viết này chúng ta chỉ có đủ thời gian để tạm điểm qua cách tính phí của ba mạng lớn nhất thị trường hiện nay. Mức phí cao hay thấp hẳn sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai khi người dùng Blockchain ngày càng nhiều buộc các nhà phát triển phải mở rộng thông lượng của mạng!
Nguồn tham khảo:
[1] coin98.net: Phí giao dịch trên Blockchain là gì? Cách tính phí giao dịch trên Blockchain
[2] coinviet.net: Gas fee là gì? Tìm hiểu các tính phí gas trên các Blockchain phổ biến và cách tối ưu phí gas trên Ethereum
[3] learn.bybit: Phí Giao Dịch Blockchain: Tại Sao Lại Quan Trọng?
Bài viết mới nhất
Kiến thức Blockchain
Chia sẻ các thông tin, kiến thức hữu ích về công nghệ Blockchain
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Y Tế
Ứng dụng của blockchain trong ngành y tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm gần đây. Nó đã được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong lĩnh vực y tế, từ quản lý dữ liệu y tế cho đến tăng cường bảo mật và quyền riêng tư cho bệnh nhân.
Top 4 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Khách Sạn
Hiện nay, blockchain đang được xem là một công nghệ tiên tiến có tiềm năng trong việc cải thiện nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành khách sạn. Một số ứng dụng của blockchain trong ngành khách sạn được đưa ra như sau: Quản lý đặt phòng; Quản lý hồ sơ khách hàng; Quản lý dữ liệu; Quản lý chi phí;...Một số dự án ứng dụng Blockchain trong ngành khách sạn đã và đang được triển khai, nổi bật như:
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Blockchain là công nghệ được coi là có tiềm năng lớn để cải thiện tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong ngành tài chính ngân hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển các dự án và ứng dụng trong lĩnh vực này, một số dự án Blockchain Ứng Dụng Trong Ngành Tài Chính Ngân Hàng nổi bật phải kể đến như: Ripple (XRP); Stellar (XLM); Corda; Hyperledger Fabric