Người đóng góp
Layer có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng mở rộng của Blockchain. Trong bài viết này VBI giúp bạn phân tích sâu hơn về cách chúng hoạt động và giải thích vì sao Blockchain lại cần phân tầng nhiều đến thế!
Thuật ngữ Layer đã có từ khá lâu, nhưng chỉ đến khi WEB3 và DLT – Công nghệ sổ cái phi tập trung nổi lên như một hiện tượng thì thuật ngữ này mới dần trở nên phổ biến hơn đối với cộng đồng đam mê công nghệ, và cá nhân đặc biệt có hứng thú về Blockchain.
Hiểu rõ về đặc điểm của từng lớp Layer, một mặt giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ hiện đại này, mặt khác lại bổ sung thêm thông tin để bạn ra quyết định đầu tư tìm hiểu về các dự án của mình.
Các lớp Layer của Blockchain
Nếu ví Blockchain như một ngôi nhà, thì phần nền chính là Layer 0, phần trệt tương đương Layer 1, và phần mái được ví như Layer 3.
Trong đó phần bắt buộc phải có là Mái nhà (Layer 3) và phần nền (Layer 0), Layer 2 là các lớp bổ sung để giúp Blockchain giải quyết các vấn đề về tắc nghẽn giống như mở rộng thêm diện tích sử dụng cho ngôi nhà.
Mặc dù có chức năng khác nhau, nhưng các lớp vẫn kết nối chặt chẽ giúp mạng lưới Blockchain hoạt động tốt hơn. Để hiểu hơn về tính năng của từng lớp, mời bạn tham khảo chi tiết phần bài viết dưới đây.
Các lớp vẫn kết nối chặt chẽ giúp mạng lưới Blockchain hoạt động tốt hơn | Nguồn: Internet
Layer 0
Như ví dụ trên, Layer 0 đóng vai trò như lớp nền bao gồm cả phần mềm và phần cứng trong hệ sinh thái Blockchain. Lớp này được xem như khung xương của Blockchain, không có Layer 0 mọi hoạt động trên Blockchain đều không thể diễn ra!
Layer 0 thường sử dụng token gốc, người dùng tham gia mạng lưới của lớp nền đều phải tích trữ token gốc này nếu muốn trao đổi và giao dịch. Đại diện cho lớp nền của Blockchain phải kể đến như Polkadot, Avalanche, Cardano, và Cosmos.
Layer 0 thường sử dụng token gốc | Nguồn ảnh: Internet
Layer 1
Layer 1, tạm viết tắt là L1 được hiểu như tầng trệt của mái nhà chung Blockchain, phần lớn các dự án phổ biến nhất hiện nay đều thuộc L1 ví như: Ethereum, Bitcoin,…
Tầng trệt được biết là nơi thực hiện các chức năng cơ bản của Blockchain, như Cơ chế đồng thuận, Block time,…. Sau này khi các tác vụ cần xử lý trên mạng tăng lên đáng kể, Layer 1 thường bị tắc nghẽn do thông lượng của mạng bị hạn chế.
Đó là lý do chúng ta cần thêm các giải pháp mở rộng, nơi mang đến cho hệ thống khả năng tính toán cao để giải quyết vấn đề về tốc độ xử lý khi có thêm Block mới vào chuỗi.
Mặc dù đã có một số phương thức được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề mở rộng quy mô như Bằng chứng cổ phần, và Sharding nhưng nhìn chung đến nay vẫn chưa có giải pháp nào có thể giải quyết triệt để các vấn đề hiện có trên L1. Đại diện tiêu biểu cho Layer 1 là: Bitcoin, Ethereum Binance Smart Chain và Solana
Tầng trệt được biết là nơi thực hiện các chức năng cơ bản của Blockchain | Nguồn ảnh: Internet
Layer 2
Layer 2 được tạo nên để giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của Layer 1, tính đến hiện nay có 4 giải pháp Layer 2 được các nhà phát triển sử dụng phổ biến nhất là State channel, Sidechain, Rollup, Nested chain. Theo đó,
- State channel: Các state channel (kênh trạng thái) thực hiện nhiệm vụ cập nhật trạng thái lên blockchain. Chúng ta có thể coi nó như một chuỗi (hoặc kênh) riêng biệt xử lý các giao dịch. Thay vì ghi lại mọi giao dịch đơn lẻ, Layer 1 chỉ lưu trữ thông tin hợp lệ (trạng thái kênh) từ Layer 2.
- Sidechain: Các Sidechain chủ yếu sử dụng các giao thức, thuật toán đồng thuận, tham số khối và quản trị của riêng họ để xử lý các giao dịch nhưng vẫn sử dụng Token gốc của Layer 1. iều này có nghĩa là một sidechain ETH sẽ giao dịch bằng ETH mà không cần token khác, đồng thời bất kỳ Dapp nào được phát triển trên sidechain sẽ tích hợp liền mạch trong mạng lưới Layer 1.
- Rollup: Các rollup đưa phần xử lý giao dịch ra khỏi blockchain và chỉ báo cáo kết quả trở lại blockchain. Giải pháp này thực hiện giao dịch bên ngoài Layer 1, sau đó dữ liệu lên Layer 1 nơi đạt được sự đồng thuận.
- Nested chain: Nested chain (blockchain lồng nhau) về cơ bản là một blockchain bên trong, hay nói đúng hơn là trên đỉnh một blockchain khác. Kiến trúc blockchain lồng nhau thường liên quan đến một blockchain chính đặt các thông số cho một mạng lưới rộng hơn, trong khi các quá trình thực thi được thực hiện trên một web được kết nối với nhau của các chuỗi phụ.
Layer 3
Giải nghĩa đơn giản, Layer 3 được hiểu như một ứng dụng Mobile, Layer 3 có vai trò chính trong việc cung cấp giao diện cho người dùng và cung cấp tiện ích ở dạng khả năng hoạt động nội bộ và liên chuỗi, chẳng hạn như thông qua các sàn giao dịch phi tập trung, các ứng dụng cung cấp thanh khoản và đặt cược.
Layer 3 thường được gọi là các ứng dụng phi tập trung (Dapp) cung cấp các ứng dụng trong thế giới thực cho công nghệ blockchain. Mỗi Dapp thường có vai trò và chức năng hoàn toàn khác nhau, ví dụ như:
- Nếu nói về việc giao dịch tiền mã hóa phi tập trung ta có thể nghĩ ngay đến Uniswap và Pancakeswap
- Nhắc đến nhà cung cấp vì và sàn giao dịch tập trung thì nhắc đến Coinbase và Binance
- Khi đề cập đến việc cho vay và thanh khoản thì Aave và Compound
- Trong thanh toán sẽ có thêm Tornado Cash.
Kết luận
Cơ sở hạ tầng của Blockchain vẫn là chủ đề thường được nhà phát triển và cá nhân đam mê công nghệ trong cộng đồng bàn luận. Dù đã qua giai đoạn thành hình, nhưng để khai thác tối đa giá trị mà Blockchain mang lại, công nghệ chuỗi khối vẫn là bài toán mà chúng ta vẫn cần dành thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu!
Nguồn tham khảo:
[1] Coinvn: Những điều cần biết về các Layer trong blockchain
[2] Thedefiant: What Are Layer 1 and Layer 2 Blockchain Networks?
[3] Cointelegraph: A beginner's guide to understanding the layers of blockchain technology
[4] Blockchain-Council: A Beginner’s Guide To Understanding The Layers Of Blockchain Technology
Bài viết mới nhất
Kiến thức Blockchain
Chia sẻ các thông tin, kiến thức hữu ích về công nghệ Blockchain
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Y Tế
Ứng dụng của blockchain trong ngành y tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm gần đây. Nó đã được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong lĩnh vực y tế, từ quản lý dữ liệu y tế cho đến tăng cường bảo mật và quyền riêng tư cho bệnh nhân.
Top 4 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Khách Sạn
Hiện nay, blockchain đang được xem là một công nghệ tiên tiến có tiềm năng trong việc cải thiện nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành khách sạn. Một số ứng dụng của blockchain trong ngành khách sạn được đưa ra như sau: Quản lý đặt phòng; Quản lý hồ sơ khách hàng; Quản lý dữ liệu; Quản lý chi phí;...Một số dự án ứng dụng Blockchain trong ngành khách sạn đã và đang được triển khai, nổi bật như:
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Blockchain là công nghệ được coi là có tiềm năng lớn để cải thiện tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong ngành tài chính ngân hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển các dự án và ứng dụng trong lĩnh vực này, một số dự án Blockchain Ứng Dụng Trong Ngành Tài Chính Ngân Hàng nổi bật phải kể đến như: Ripple (XRP); Stellar (XLM); Corda; Hyperledger Fabric