Mục lục
Người đóng góp
Metaverse là thuật ngữ nhắc đến thế giới giả tưởng được mô phỏng gần như tuyệt đối đối với xã hội thực. Metaverse bao gồm không gian 3D nơi bạn có thể tự do hoạt động bằng chính các avatar do bạn tạo ra. Trong xã hội giả lập này, bạn có thể mua sắm, chơi game, làm việc, giao lưu bạn bè,… thông qua các trò chơi, công cụ tương tác được xây dựng trong hệ sinh thái.
Để tối ưu các trải nghiệm về Metaverse, các công ty cần phải kết hợp nhiều công nghệ tiên tiến khác nhau, từ Blockchain AR, VR, tái tạo 3D, AI, và Internet vạn vật (IoT),…
Blockchain và Tiền mã hóa
Blockchain mang đến các giải pháp phi tập trung và tính minh bạch cho các hoạt động về quản trị cộng đồng, khả năng tương tác tiếp cận của người dùng trong thế giới ảo.
Trong khi đó tiền mã hó hỗ trợ người dùng chuyển giao giá trị khi hoạt động trong thế giới ảo, thậm chí có nhiều cá nhân còn đặt niềm tin rằng trong tương lai tiền mã hóa có thể thúc đẩy mọi người làm việc trong thế giới ảo vì ngày càng có nhiều văn phòng đã chuyển sang hình thức tuyển dụng nhân sự làm việc từ xa.
Ví dụ như: Tiền mã hóa có thể được dùng để mua bất động sản ảo tại Decentraland, bằng đồng MANA hoặc NFT có trong hệ sinh thái, bằng tính minh bạch của Blockchain người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi được đảm bảo về quyền sở hữu của các khu đất này
Blockchain mang đến các giải pháp phi tập trung và tính minh bạch cho các hoạt động về quản trị cộng đồng | Nguồn ảnh: Internet
AR và VR
AR - Thực tế ảo tăng cường và VR – Thực tế ảo mang đến các trải nghiệm chân thật về thế giới giả lập. Điểm khác biệt chính giữa AR và VR là:
AR sử dụng các nhân vật và yếu tố kỹ thuật số trực quan để biến đổi thế giới thực. Công nghệ này dễ tiếp cận hơn trên các thiết bị di động như điện thoại hoặc thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh. Thực tế ảo tăng cường cho phép người dùng quan sát trực quan các hình ảnh số.
VR tạo lập một môi trường ảo hoàn toàn, người dùng có thể sử dụng tai nghe, gang tay, cảm biến để khám phá môi trường xung quanh.
Trí tuệ nhân tạo AI
AI có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu trong thời gian nhanh. Trong Metaverse AI đại diện cho các nhân vật không phải người chơi (NPC), để thực hiện các hoạt động như trờ chuyện, tương tác với csac đối tượng khác. NPC có thể được sử dụng cùng lúc bởi hàng triệu người khác nhau, và hoạt động bằng nhiều ngôn ngữ khác.
AI có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu trong thời gian nhanh | Nguồn ảnh: Internet
Tái tạo 3D
Tái tạo 3D ngày càng phát triển, đặc biệt trong ngành bất động sản khi dịch covid ập đến, chính phủ thực hiện chiến dịch phong tỏa hoạt động giao dịch bất động sản dường như đóng băng. Giống như metaverse mà chúng ta hình dung, người mua cũng có thể xem xét ngôi nhà mới tiềm năng và mua nhà ở bất cứ đâu không cần bước chân vào bên trong.
Internet vạn vật (IoT)
Khái niệm Internet vạn vật (IoT) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999. Về cơ bản, IoT là hệ thống thu thập mọi thứ trong thế giới thực của chúng ta và kết nối chúng với Internet thông qua cảm biến và thiết bị.
Một trong những ứng dụng của IoT trên metaverse là thu thập và cung cấp dữ liệu từ thế giới thực. Điều này sẽ làm tăng độ chính xác của các yếu tố đại diện kỹ thuật số. Ví dụ: Nguồn cấp dữ liệu IoT có thể thay đổi cách hoạt động của một số đối tượng metaverse nhất định dựa trên thời tiết hiện tại hoặc các điều kiện khác.
Decentraland và The Sandbox là hai dự án nổi bật đại diện cho Metaverse. Tuy nhiên đây chỉ mới được đánh giá là giai đoạn sơ khởi của thế giới ảo, khi công nghệ AR – VR – AI phát triển, chúng ta sẽ được trải nghiệm nhiều tính năng thú vị trong thế giới Metaverse
Bài viết mới nhất
Kiến thức Blockchain
Chia sẻ các thông tin, kiến thức hữu ích về công nghệ Blockchain
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Y Tế
Ứng dụng của blockchain trong ngành y tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm gần đây. Nó đã được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong lĩnh vực y tế, từ quản lý dữ liệu y tế cho đến tăng cường bảo mật và quyền riêng tư cho bệnh nhân.
Top 4 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Khách Sạn
Hiện nay, blockchain đang được xem là một công nghệ tiên tiến có tiềm năng trong việc cải thiện nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành khách sạn. Một số ứng dụng của blockchain trong ngành khách sạn được đưa ra như sau: Quản lý đặt phòng; Quản lý hồ sơ khách hàng; Quản lý dữ liệu; Quản lý chi phí;...Một số dự án ứng dụng Blockchain trong ngành khách sạn đã và đang được triển khai, nổi bật như:
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Blockchain là công nghệ được coi là có tiềm năng lớn để cải thiện tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong ngành tài chính ngân hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển các dự án và ứng dụng trong lĩnh vực này, một số dự án Blockchain Ứng Dụng Trong Ngành Tài Chính Ngân Hàng nổi bật phải kể đến như: Ripple (XRP); Stellar (XLM); Corda; Hyperledger Fabric