Người đóng góp
Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng là giải pháp mà các doanh nghiệp hiện nay đang đua nhau nghiên cứu và ứng dụng.
Được biết quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động phức tạp, không những đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của người dẫn đầu, mà còn cần sự phối hợp linh hoạt giữa nhiều bộ phận nhân sự khác nhau.
Bằng cách kết hợp chuỗi cung ứng cùng công nghệ sổ cái phân tán, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường . Vì sao lại nói vậy? Cùng VBI tìm hiểu chi tiết thông tin bên dưới bạn nhé!
Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng cung cấp thông tin chi tiết về quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa đến tay người dùng cuối. Mục đích chính của việc thiết lập chu trình này là để giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất và phân phối tại nhiều khu vực địa lý, khung giờ gian khác nhau.
Tuy nhiên, mô hình cung ứng truyền thống không thể đáp ứng hết nhu cầu ngày càng tăng cao của người dùng nói riêng và thị trường nói chung, đó là lý do phần lớn các chuỗi cung ứng hiện nay đều gặp phải các vấn đề như
- Mất quá nhiều thời gian để truyền tin
- Không tìm được cách giải quyết triệt để vấn đề hàng giả và buôn lậu
- Chi phí đầu tư vào chuỗi cung ứng quá cao
- Không tạo được sự gắn kết và lòng tin của các đối tượng hiện tham gia vào chuỗi cung ứng
- Dễ xảy ra sai sót
- Không có độ an toàn và bảo mật về thông tin sản phẩm
Với tính minh bạch, khả năng bảo mật và lưu trữ dữ liệu vô cùng cao, Blockchain được tin sẽ là công nghệ cốt lõi, giúp giải quyết các vấn nạn hiện có trong lĩnh vực này.
Nhìn chung, blockchain tạo nên môi trường giao dịch an toàn, nhanh chóng và hiệu quả dành cho các bên tham gia, nhờ vào khả năng chia sẻ và đồng bộ dữ liệu về hàng hóa trên nhiều địa phương khác nhau.
Giá trị Blockchain mang lại cho chuỗi cung ứng
Bằng cách ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin dễ dàng hơn, hạn chế phần lớn các trường hợp gian lận, lừa đảo, từ đó gián tiếp nâng cao trải nghiệm khách hàng và thành công tạo ưu thế cạnh tranh riêng trên thị trường. Dưới đây là cách mà Blockchain được ứng dụng trong chuỗi cung ứng:
Khả năng truy xuất nguồn gốc thông tin nhanh chóng
Bất kể hoạt động nào diễn ra trong chuỗi cung ứng cũng được lưu trữ vào các khối. Nhờ vậy khách hàng có thể biết chính xác sản phẩm họ mua có nguồn gốc từ đâu, có chất lượng không, có phải hàng thật không,…
Với doanh nghiệp, các chuỗi cung ứng được tạo lập từ sổ cái phân tán giúp họ theo dõi sát sao quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp hiện kinh doanh trong lĩnh vực Logistic.
Giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh hơn
Tốc độ xử lý thông tin của Blockchain giúp việc thanh toán và xuất hóa đơn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Công nghệ chuỗi khối là một trong những ứng cử viên sáng giá có tiềm năng thay thế Visa, công nghệ hiện giữ kỷ lục trong tốc độ thanh toán với tỷ lệ 10547 giao dịch mỗi giây.
Nên biết, tốc độ và khả năng xử lý nhiều giao dịch cùng một lúc là yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống thanh toán. Không nằm ngoài sự cộng hưởng này, nhiều nghiên cứu về việc cải thiện tốc độ giao dịch của Blockchain dần ra đời, và đã thu được những thành công nhất định.
Xây dựng lòng tin giữa các đối tượng tham gia chuỗi khối
Hợp đồng thông minh là từ khóa giúp các bên tham gia kết nối chặt chẽ với nhau hơn. Với Smart Contract, lợi ích về tài chính giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, nhà phân phối và người tiêu dùng đều được nâng cao thông qua hình thức ký quỹ.
Chỉ khi bên B nhận được hàng với chất lượng sản phẩm đúng như bên A cam kết thì tiền mới tự động mở khóa và chuyển vào tài khoản của bên A.
Tăng cường khả năng bảo mật thông tin:
Công nghệ Blockchain tạo ra môi trường lưu trữ dữ liệu an toàn với độ chính xác cao. Vì chủ yếu chúng được quản trị bằng mô hình phi tập trung, khó có thể bị tấn công mạng. Theo đó, để có thể xâm nhập trái phép vào hệ thống, Hacker buộc phải tấn công cùng lúc nhiều thiết bị với nhau vì Blockchain không có máy chủ tập trung.
Blockchain trong chuỗi cung ứng được ứng dụng như thế nào?
Các ứng dụng chính của Blockchain trong việc tạo lập công nghệ sổ cái phân tán có thể kể đến như: Truy xuất thông tin hàng hóa, quản lý quá trình vận chuyển, quản lý xuất nhập hàng hóa,…
Truy xuất nguồn gốc
Ứng dụng này mang đến nhiều lợi ích cho cá nhân người dùng và doanh nghiệp, vì bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc của giao dịch xuất hiện trên chuỗi khối. Bạn có thể dễ dàng truy cập và xuất nguồn gốc sản phẩm bằng những phần mềm được tạo dựng từ công nghệ Blockchain.
Quản lý hiệu quả quá trình xuất nhập hàng hóa
Doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc quản lý xuất nhập hàng hóa. Mô hình truyền thống tạo nhiều cơ hội để nhân sự gian lận và chiếm đoạt tài sản công bằng cách làm giả số liệu. Với sổ cái phân tán, việc này khó có thể thực hiện được, vì tất cả hoạt động xuất nhập của sản phẩm tại bất cứ vị trí và thời gian nào đều được lưu trữ, chia sẻ lại với các bên tham chiếu.
Quản lý vận chuyển hàng hóa
Yếu tố cốt lõi của dịch vụ vận chuyển là đúng giờ, bạn cần phải ship hàng đến người tiêu dùng theo đúng thời điểm đã thỏa thuận. Công nghệ sổ cái phân tán cho phép doanh nghiệp theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trong thời gian thực với nguồn dữ liệu chính xác nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời các trường hợp ngoài ý muốn, nhanh chóng giải quyết để hạn chế tối thiểu những thiệt hại có thể xả ra.
Quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm
Nhờ vào khả năng truy xuất nguồn gốc thực phẩm mà chúng ta có thể dễ dàng xác định nơi các mặt hàng thực phẩm được phân phối. Walmart là một trong những công ty đã ứng dụng chuỗi blockchain của IBM để truy xuất nguồn gốc thông tin sản phẩm của họ. Đây cũng là một trong những trường hợp thử nghiệm Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng với quy mô rộng.
Lời kết
Những chuyên gia công nghệ và các nhà chức tranh đang không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ chuỗi khối. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng sẽ được sử dụng rộng rãi hơn.
Bài viết mới nhất
Kiến thức Blockchain
Chia sẻ các thông tin, kiến thức hữu ích về công nghệ Blockchain
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Y Tế
Ứng dụng của blockchain trong ngành y tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những năm gần đây. Nó đã được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong lĩnh vực y tế, từ quản lý dữ liệu y tế cho đến tăng cường bảo mật và quyền riêng tư cho bệnh nhân.
Top 4 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Trong Ngành Khách Sạn
Hiện nay, blockchain đang được xem là một công nghệ tiên tiến có tiềm năng trong việc cải thiện nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành khách sạn. Một số ứng dụng của blockchain trong ngành khách sạn được đưa ra như sau: Quản lý đặt phòng; Quản lý hồ sơ khách hàng; Quản lý dữ liệu; Quản lý chi phí;...Một số dự án ứng dụng Blockchain trong ngành khách sạn đã và đang được triển khai, nổi bật như:
Top 5 Dự Án Ứng Dụng Blockchain Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Blockchain là công nghệ được coi là có tiềm năng lớn để cải thiện tính an toàn, minh bạch và hiệu quả trong ngành tài chính ngân hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển các dự án và ứng dụng trong lĩnh vực này, một số dự án Blockchain Ứng Dụng Trong Ngành Tài Chính Ngân Hàng nổi bật phải kể đến như: Ripple (XRP); Stellar (XLM); Corda; Hyperledger Fabric